Trang chủ Giới thiệu Tin Tức Dịch vụ Khu công nghiệp FAQ Liên Hệ Tuyển dụng
 
Hotline: 0936-882-601Chào mừng các bạn đã ghé thăm website của Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata
Tìm kiếm sản phẩm nâng cao
Tin Tức
Sự kiện
Hoạt động của công ty
Thông tin về hàng mới
Thay đổi Model
Chi tiết
Chi tiết
Chi tiết
Chi tiết
Nhà sản xuất
Nhật Bản – thị trường xuất khẩu quan trọng thứ hai của Việt Nam
Trang chủ    Tin Tức
Theo số liệu từ TCHQ Việt Nam, 5 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu 5,3 tỷ USD hàng hóa sang thị trường Nhật Bản

 Theo số liệu từ TCHQ Việt Nam, 5 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu 5,3 tỷ USD hàng hóa sang thị trường Nhật Bản – là thị trường đạt kim ngạch chỉ đứng thứ hai 2 sau Hoa Kỳ, tăng 45,55% so với cùng kỳ năm 2011. Tính riêng trong tháng 5, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt trên 1 tỷ USD và cũng là thị trường đứng thứ 2 có kim ngạch đạt cao trong tháng.

Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong thời gian này là dầu thô, hàng dệt may, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, hàng thủy sản, gỗ và sản phẩm… đây cũng chính là những mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD tính từ đầu năm cho đến hết tháng 5/2012. 

Dẫn đầu về kim ngạch là mặt hàng dầu thô với 1,2 tỷ USD, chiếm 22,7% tỷ trọng, tăng 147,45% so với 5 tháng năm 2011. 

Đứng thứ hai là mặt hàng dệt may với kim ngạch 722,2 triệu USD, tăng 24,28% so với cùng kỳ năm trước. 

Đáng lưu ý mặt hàng xăng dầu có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng 11673,99% so với cùng kỳ năm trước, đạt kim ngạch 24,3 triệu USD. 

Đối với mặt hàng thủy sản nói chung và cá ngừ nói riêng, thì Nhật Bản là thị trường trọng điểm và đầy tiềm năng của thủy sản Việt Nam, đồng thời là bạn hàng lớn và khá ổn định đối với các sản phẩm cá ngừ Việt Nam trong nhiều năm qua, với giá trị NK khá cao, đứng thứ 3 sau Mỹ và EU. Những năm trước đây, giá trị XK cá ngừ Việt Nam sang Nhật Bản chỉ chiếm chưa đến 10% tổng giá trị XK cá ngừ của cả nước nhưng từ đầu năm nay, Nhật Bản đã vượt qua EU và vươn lên vị trí thứ 2 sau Mỹ về giá trị NK cá ngừ từ Việt Nam, chiếm tới 20% tỷ trọng XK của ngành cá ngừ nước ta.

Nhật Bản là quốc gia có sức tiêu thụ hàng hóa mạnh và là một thị trường lớn đối với hàng thủy sản. Đây là một trong những thị trường NK cá ngừ tươi và đông lạnh lớn nhất thế giới. Do nguồn nguyên liệu cá ngừ khai thác nội địa không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước ngày càng cao nên Nhật Bản phải NK cá ngừ từ nhiều nguồn khác, trong đó có Việt Nam.

Theo Hải quan Việt Nam, đến giữa tháng 5/2012, giá trị XK cá ngừ Việt Nam sang các thị trường thế giới đạt gần 200 triệu USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm 2011, riêng giá trị XK sang Nhật Bản đạt gần 34 triệu USD, chiếm 17% tỷ trọng và tăng 52,3%. Đây là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng giá trị XK cao trong giai đoạn này, chỉ đứng sau mực và bạch tuộc.

Tuy nhiên, nếu xem xét riêng tháng 4/2012 và nửa đầu tháng 5/2012, Nhật Bản đã giảm giá trị NK cá ngừ Việt Nam lần lượt là 18,3% và 14,5% so với cùng kỳ năm 2011. Phải chăng sự sụt giảm giá trị NK này một phần do ảnh hưởng của việc Nhật Bản tăng cường kiểm tra giám sát an toàn thực phẩm về các chỉ tiêu trên sản phẩm thủy sản XK của Việt Nam?

Thông tin gần đây cho biết. Nhật Bản kiểm tra Ethoxyquin trong tôm Việt Nam với mức giới hạn tối đa 10 ppb (0,01ppm), trong khi không thực hiện quy định này đối với tôm NK từ nước khác, đặc biệt là Thái Lan - một trong những đối thủ cạnh tranh khá mạnh của cá ngừ Việt Nam tại Mỹ, Nhật Bản, EU...

Sản phẩm cá ngừ Việt Nam được thị trường Nhật Bản đánh giá cao về chất lượng. Tuy nhiên, do hoàn toàn dựa vào khai thác tự nhiên nên sản lượng, chất lượng và giá thành không ổn định, vì vậy khả năng tăng trưởng của sản phẩm này phần nào bị hạn chế.

Theo Hiệp định Hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ cuối năm 2009, hàng hóa Việt Nam XK sang Nhật Bản và ngược lại, hàng hóa Nhật Bản XK sang Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi về thuế. Tuy nhiên, so với các nước cạnh tranh khác về cá ngừ như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia..., cá ngừ Việt Nam vẫn “yếu thế” hơn vì Việt Nam ký Hiệp định Hợp tác song phương với Nhật Bản muộn hơn nên lộ trình giảm thuế sẽ chậm hơn. XK cá ngừ sang Nhật Bản của các nước láng giềng đã được hưởng mức thuế suất ưu đãi khiến sản phẩm cá ngừ Việt Nam bị cạnh tranh mạnh hơn. Hiện nay các DN XK cá ngừ Việt Nam vẫn đang phải chịu mức thuế cao hơn 40% so với các nước này, tương đương 7,2% khi XK sang thị trường Nhật Bản, thậm chí cũng không được cắt giảm hàng năm đến 0% như những nước này. Và đây cũng là một trong những bất lợi của sản phẩm cá ngừ Việt Nam XK sang Nhật Bản, dẫn đến khó có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực tại thị trường này.

Để tăng cường XK cá ngừ vào Nhật, DN Việt Nam cần kiên trì tìm hiểu kỹ đối tác và tạo điều kiện để họ hiểu được mình. Chất lượng sản phẩm sẽ là yếu tố quan trọng giúp duy trì mối quan hệ kinh doanh lâu dài với các đối tác Nhật Bản, vì thế DN phải giữ vững chất lượng hàng hóa xuất sang Nhật, nhất là với mặt hàng thủy sản và cụ thể là cá ngừ.

Ngoài ra, các nhà XK cũng cần cập nhật thông tin về các yêu cầu pháp lý cũng như các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến chất lượng sản phẩm và an toàn sức khỏe người tiêu dùng, đến các vấn đề môi trường và xã hội, đồng thời hiểu rõ ý nghĩa của các yêu cầu tiếp cận thị trường Nhật Bản dành cho hoạt động sản xuất và quy trình XK (đối với các vấn đề như hải quan, quy định ghi nhãn...)

Và để duy trì thế đứng vững vàng trên thị trường Nhật Bản, các nhà XK cá ngừ Việt Nam cần có một chiến lược kinh doanh với tầm nhìn sâu rộng, thông qua nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng, đầy đủ và tạo được hình ảnh đáng tin cậy cho các sản phẩm cá ngừ XK sang đất nước Hoa Anh Đào.

Nhìn chung, 5 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng trưởng ở hầu khắp các mặt hàng, số mặt hàng giảm về kim ngạch chỉ chiếm 0,2% .

Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tháng 5, 5 tháng năm 2012
ĐVT: USD
 
KNXK T5/2012
KNXK 5T/2012
KNXK 5T/2011
% so sánh 5T/2012 với 5T/2011
Tổng kim ngạch
1.087.354.167
5.342.679.738
3.670.732.203
45,55
Dầu thô
218.151.516
1.217.114.443
491.866.079
147,45
hàng dệt, may
143.704.184
722.209.316
581.119.833
24,28
Phương tiện vận tải và phụ tùng
151.424.716
688.055.788
203.542.139
238,04
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
105.159.607
494.530.710
327.246.705
51,12
Hàng thủy sản
96.336.795
404.298.642
301.339.467
34,17
gỗ và sản phẩm gỗ
56.782.053
258.155.050
205.781.447
25,45
sản phẩm từ chất dẻo
30.813.488
138.942.790
109.827.712
26,51
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
25.592.308
138.456.945
144.548.586
-4,21
giày dép các loại
23.445.007
125.572.801
105.671.311
18,83
cà phê
19.422.993
85.226.258
60.170.873
41,64
Dây điện và dây cáp điện
14.930.743
70.977.522
296.328.477
-76,05
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
12.051.658
70.273.567
57.196.328
22,86
Than đá
15.492.508
69.674.215
116.817.376
-40,36
sản phẩm hóa chất
12.073.100
59.558.853
45.505.747
30,88
sản phẩm từ sắt thép
14.017.653
58.884.514
42.646.942
38,07
hóa chất
12.046.125
58.112.521
18.008.816
222,69
Điện thoại các loại và linh kiện
9.644.282
44.257.024
 
0
Kim loại thường và sản phẩm
6.518.290
33.919.160
 
0
giấy và các sản phẩm từ giấy
6.611.581
32.160.365
27.147.591
18,46
sản phẩm gốm, sứ
5.165.250
27.430.080
19.116.047
43,49
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
5.826.992
27.401.376
 
0
Xăng dầu các loại
 
24.362.395
206.917
11.673,99
sản phẩm từ cao su
4.447.008
22.910.776
24.307.248
-5,75
Hàng rau quả
4.519.958
20.179.942
17.220.220
17,19
thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh
2.533.512
19.037.559
8.869.345
114,64
sản phẩm mây, tre, cói và thảm
3.112.181
15.090.349
11.775.359
28,15
đá quý, kim loại quý và sản phẩm
3.393.691
14.643.847
14.355.337
2,01
cao su
2.641.347
13.107.168
20.071.858
-34,70
Quặng và khoáng sản khác
3.340.886
13.057.855
4.167.086
213,36
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
1.816.250
9.899.337
10.927.397
-9,41
Xơ sợi dệt các loại
2.652.495
9.135.928
 
0
chất dẻo nguyên liệu
1.295.711
6.936.162
19.799.598
-64,97
hạt tiêu
688.484
6.254.706
4.736.409
32,06
Hạt điều
850.315
3.221.629
2.424.566
32,87
sắt thép các loại
464.800
2.920.376
3.377.384
-13,53
sắn và các sản phẩm từ sắn
117.776
1.193.928
1.751.668
-31,84
Nguồn: Bộ Công Thương
  Liên hệ In
Tin liên quan
Phát sốt với dự án 50.000 xe Mazda
Vốn FDI đổ mạnh vào Hải Phòng - Trên 10,7 tỷ USD .
Ưu đãi thuế 10% cho công nghiệp hỗ trợ
Lộ diện doanh nghiệp thuần Việt duy nhất được chọn làm đối tác của Airbus
Chuyện về bò Kobe "made in Vietnam" và 100% thịt bò Kobe ở Việt Nam là hàng giả
Bản đồ đường cao tốc Việt Nam
Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2015 ( Có 3 khách hàng hiện tại của LATA CO.,Ltd )
Cuộc thâu tóm của người Nhật
Khánh thành Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm lớn nhất ĐBSCL
Compal có thực sự hồi sinh dự án 500 triệu USD ở Vĩnh Phúc?
Giải ngân FDI đạt mức kỷ lục
Thấy gì từ sóng đầu tư Thái Lan?
Giải pháp quản lý nhiệt độ , độ ẩm không dây cho hệ thống nhà kính trồng rau , nhà kho , hầm rượu
Thêm dự án 7 triệu USD vào khu công nghiệp Tràng Duệ ( Younyi Electronics Haiphong Vina )
Hiệu quả từ các dự án FDI - Hải Dương tạo động lực mới để thu hút đầu tư
Masan khánh thành nhà máy 1,200 tỷ đồng tại Nghệ An
Sức hấp dẫn khó cưỡng của mô hình khu kinh tế , khu công nghiệp .
Samsung tiếp tục săn tìm nhà cung cấp nội
Việt Nam sẽ là “cứ điểm” xuất khẩu mì gói của Acecook ra thế giới
VinaLAB tham gia Triển lãm analytica Vietnam 2015
KMW khởi công nhà máy trị giá 100 triệu USD
Công ty TNHH Đầu tư Phát triển LATA
Trang chủ | Giới thiệu | Tin Tức | Dịch vụ | FAQ | Liên Hệ
Trụ sở chính:
63A/12 Chính Kinh, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (+84.24) 22.60.11.02
Email: lan.nc@lata.vn
Website: lata.vn
Văn phòng giao dịch Hà Nội
Số 7,Lô 10A, KĐT Trung Yên,Trung Hòa,Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: (+84.24) 33.28.11.00
Email: lan.nc@lata.vn
Văn phòng giao dịch Hồ Chí Minh
Số 76, Đường số 37, Phường An Phú, TP Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Tel: (+84.28) 73.08.11.02
Email: hcm@lata.vn