Trang chủ Giới thiệu Tin Tức Dịch vụ Khu công nghiệp FAQ Liên Hệ Tuyển dụng
 
Hotline: 0936-882-601Chào mừng các bạn đã ghé thăm website của Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lata
Tìm kiếm sản phẩm nâng cao
Tin Tức
Sự kiện
Hoạt động của công ty
Thông tin về hàng mới
Thay đổi Model
Chi tiết
Chi tiết
Chi tiết
Chi tiết
Nhà sản xuất
Thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản cải thiện rõ rệt chất lượng
Trang chủ    Tin Tức

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), khép lại năm 2012, Việt Nam có 93 lô thủy sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bị cảnh báo chất lượng, giảm gần 35% với với 143 lô của năm trước, trong đó 79,5% là sản phẩm tôm, khoảng 8,5% là nhuyễn thể, còn lại là thủy sản khác.
 
CôngThương - Dù tôm là mặt hàng bị cảnh báo chất lượng nhiều trong năm qua nhưng sản phẩm này đã có sự cải thiện chất lượng rõ rệt nhất. Theo cảnh báo của Bộ Y tế Nhật Bản, cả năm 2012, Việt Nam bị cảnh báo 74 lô tôm, giảm gần 34% so với 112 lô của năm 2011, trong đó tôm nhiễm Enrofloxacin là một trong những vướng mắc lớn nhất của các nhà chế biến tôm xuất khẩu sang Nhật.
 
Trong tháng 1/2012, tôm nhiễm Enrofloxacin năm ở mức cao nhất 13 lô, sau đó giảm xuống còn 6 lô trong tháng 2. Đến khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấm sử dụng Enrofloxacin trong sản xuất và kinh doanh thủy sản từ 01/03/2012, các doanh nghiệp có cơ hội nâng chất lượng sản phẩm và kết quả là chỉ có 1 lô tôm nhiễm chất này, các tháng tiếp theo chỉ có từ 1-2 lô bị cơ quan thẩm quyền Nhật Bản cảnh báo chất lượng.
 
Năm 2012, Việt Nam đã ổn định việc kiểm soát thủy sản nhiễm Trifuralin nên có đến 8 tháng của năm 2012 không có phát hiện lô hàng nào bị nhiễm chất này. Trong năm 2012, Nhật Bản chỉ thống kê được 4 lô thủy sản Việt Nam tồn dư Trifuralin, giảm 87,5% so với 32 lô của năm 2011. Năm 2012 có 13 lô hàng xuất sang Nhật Bản nhiễm Cloramphenicol, tăng nhẹ so với 12 lô của năm trước. Ngoài ra, vẫn còn một số lô hàng tồn dư Furazolidone, nhiễm khuẩn E.coli hoặc không đảm bảo điều kiện vệ sinh trong chế biến bảo quản.
 
Cũng trong năm qua, Việt Nam có 8 lô nhuyễn thể bị Nhật cảnh báo, giảm 46,6% so với 15 lô của năm trước, chủ yếu do nhiễm khuẩn và tồn dư Cloramphenicol.
 
Từ ngày 18/5/2012, cơ quan quản lý Nhật Bản thực hiện kiểm tra Ethoxyquin đối với 30% số tôm nhập khẩu từ Việt Nam với mức cho phép 0,01 ppm và từ 31/8 kiểm tra toàn bộ tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Tháng 6/2012, Nhật Bản phát hiện tồn dư Ethoxyquin trong 1 lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam với hàm lượng 0,06ppm. Số lô bị cảnh báo nhiễm chất này tiếp tục tăng đến 7 lô trong tháng 9 và giảm còn 3 lô trong tháng cuối năm. Nếu tính cả năm 2012, Nhật Bản đã cảnh báo 18 lô tôm Việt Nam nhiễm Ethoxyquin vượt mức cho phép.
 
Bước sang năm 2013, rào cản Ethoxyquin tại thị trường Nhật Bản vẫn là nỗi lo lớn nhất của các doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu sang thị trường này. Nếu cơ quan chức quản lý không có biện pháp quản lý hiệu quả việc sử dụng Ethoxyquin trong thức ăn nuôi tôm, dẫn đến việc tồn dư dư lượng Ethoxyquin trong tôm nguyên liệu thì nguy cơ ngành tôm Việt Nam mất dần thị phần tại Nhật Bản là rất cao.
 
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2012, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam sau Mỹ và EU. Tính đến 15/12/2012, giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản đạt 1.050,811 USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước.
 
Nguồn: Báo Công Thương Điện Tử

  Liên hệ In
Tin liên quan
Phát sốt với dự án 50.000 xe Mazda
Vốn FDI đổ mạnh vào Hải Phòng - Trên 10,7 tỷ USD .
Ưu đãi thuế 10% cho công nghiệp hỗ trợ
Lộ diện doanh nghiệp thuần Việt duy nhất được chọn làm đối tác của Airbus
Chuyện về bò Kobe "made in Vietnam" và 100% thịt bò Kobe ở Việt Nam là hàng giả
Bản đồ đường cao tốc Việt Nam
Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2015 ( Có 3 khách hàng hiện tại của LATA CO.,Ltd )
Cuộc thâu tóm của người Nhật
Khánh thành Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm lớn nhất ĐBSCL
Compal có thực sự hồi sinh dự án 500 triệu USD ở Vĩnh Phúc?
Giải ngân FDI đạt mức kỷ lục
Thấy gì từ sóng đầu tư Thái Lan?
Giải pháp quản lý nhiệt độ , độ ẩm không dây cho hệ thống nhà kính trồng rau , nhà kho , hầm rượu
Thêm dự án 7 triệu USD vào khu công nghiệp Tràng Duệ ( Younyi Electronics Haiphong Vina )
Hiệu quả từ các dự án FDI - Hải Dương tạo động lực mới để thu hút đầu tư
Masan khánh thành nhà máy 1,200 tỷ đồng tại Nghệ An
Sức hấp dẫn khó cưỡng của mô hình khu kinh tế , khu công nghiệp .
Samsung tiếp tục săn tìm nhà cung cấp nội
Việt Nam sẽ là “cứ điểm” xuất khẩu mì gói của Acecook ra thế giới
VinaLAB tham gia Triển lãm analytica Vietnam 2015
KMW khởi công nhà máy trị giá 100 triệu USD
Công ty TNHH Đầu tư Phát triển LATA
Trang chủ | Giới thiệu | Tin Tức | Dịch vụ | FAQ | Liên Hệ
Trụ sở chính:
63A/12 Chính Kinh, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (+84.24) 22.60.11.02
Email: lan.nc@lata.vn
Website: lata.vn
Văn phòng giao dịch Hà Nội
Số 7,Lô 10A, KĐT Trung Yên,Trung Hòa,Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: (+84.24) 33.28.11.00
Email: lan.nc@lata.vn
Văn phòng giao dịch Hồ Chí Minh
Số 76, Đường số 37, Phường An Phú, TP Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Tel: (+84.28) 73.08.11.02
Email: hcm@lata.vn